Những câu chuyện thay đổi cuộc đời bạn (Phần 4)

Thường những mẩu chuyện nhỏ, câu chuyện dân gian như này rất dễ tiếp cận, thân thiện với mọi người. Mình cũng cố gắng chọn những câu chuyện dễ hiểu mà mang những ý nghĩa tốt đẹp nhất giúp các bạn phát triển bản thân trong tương lai.

Link phần 1   –   Link phần 2   –   Link phần 3   –   Link phần 4

Cậu bé tinh nghịch

Một câu chuyện tiếp theo nữa là ở một ngôi làng kia, có một bé. Cậu này thì rất là nghịch, cậu thường xuyên trèo lên cổng làng, xong rồi tè xuống. Một hôm khác, cậu chẳng may tè trúng đầu một ông quan văn. Ông lại không tức tối gì, mà chỉ gọi xuống giải thích là cậu không nên làm như thế, làm như vậy là không tốt. Xong rồi còn cho cậu bé bánh kẹo để dạy bảo cậu.

Quan văn không đánh và chỉ khuyên bảo cậu bé

Nhưng hôm sau, cậu bé vẫn không chừa, vẫn không nghe lời quan văn. Cậu vẫn trèo lên cổng làng và tè xuống đầu các quan văn, quan võ trong làng. Quan võ mới tức quá, đánh đòn cậu một trận. Sau trận đòn đó, thì cậu bé không còn dám trèo lên cổng làng rồi tè xuống nữa.

Ý nghĩa của câu chuyện này là nhiều khi trong cuộc sống mình làm những điều sai trái, nhưng mà mình làm với những người hiền. Người ta chưa phản ứng lại, hay phản ứng không gắt,… cho nên mình thấy đó là bình thường, nghĩ là hay.

Nhưng mà đến khi mà mình gặp cái người, mà người ta như ông quan võ ấy. Người ta phản ứng lại, thì lúc đó rất là mệt, lại còn đau nữa đấy.

Thế nên là các bạn đừng có làm sai, đừng thái độ, đừng hống hết, đừng có không coi ai ra gì. Vì nếu các bạn gặp người hiền, thì người ta không nói đâu hoặc người ta chỉ cười thôi, người ta chỉ dạy bảo mình thôi. Nhưng mà gặp những người nóng tính thì kiểu gì cũng bị ăn đòn đó.

Vị quan qua suối

Có một cậu bé ngồi bên ngồi bên bờ suối thổi sáo thì một vị quan mới cưỡi ngựa đi hỏi “Này cậu bé, suối này có sâu không? Cậu bé bảo lại không sâu đâu ạ. Thấy vậy vị quan tự tin cưỡi ngựa băng qua, đi đến giữa suối thì chìm nghỉm.

Vị quan hỏi dò cậu bé suối có sâu không?

Vị quan tức tối quay trở lại hỏi cậu bé “Suối sâu như này mà mày lại bảo không sâu”. Thì thằng bé mới rất hồn nhiên đáp lại là “Con thấy con vịt chân ngắn thế nó còn đi qua được thì ngựa của ngài chân dài thế thì phải qua được chứ”.

Ý nghĩa câu chuyện ở đây là gì? Là lời khuyên không phải là ai cũng khuyên đúng. Họ khuyên theo tầm nhìn của họ, cách nhìn của họ.

Có hai đối tượng mà các bạn không nên xin lời khuyên đó là: Một là người đã thất bại, hai là người không có chuyên môn trong lĩnh vực đó.

Ví dụ cụ thể hơn như bạn có dự định khởi nghiệp chẳng hạn, mà bạn bàn với bố mẹ là con có nên nghỉ học để con làm cái này cái kia không? Thì chắc chắn câu trả lời 99% là không rồi.

Hoặc sau này định khởi nghiệp kinh doanh chẳng hạn, bạn bàn với vợ, với chồng bạn có nên làm hay không? Thì phải để ý xem một trong số đó họ có thành công, có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực đó không? Hay là người ta cũng thất bại trong lĩnh vực đó, mà người thất bại thì người ta rất khó chỉ cho mình con đường để thành công. Tiếp đó là để ý xem là họ có chuyên môn thật không.

Như trong Bất động sản, nếu các bạn muốn bán hàng tốt. Thì các bạn phải hỏi những người best sell của dự án đó, best sell của công ty đó. Hỏi xem họ có bán được không thì họ sẽ chỉ cho bạn cách làm thế nào để bán được. Chứ bạn cứ nói chuyện, chia sẻ là dự án khó quá, đắt quá,… với những người chưa bán được hàng thì họ sẽ đồng ý với bạn đúng rồi, dự án đó bán làm sao được. Nhưng nếu mình nói chuyện với mười người, mà mười người đấy là đều là người làm tốt nhất, làm xuất sắc rồi, thì kiểu gì họ cũng chỉ cho mình cách để bán được hàng hoặc ít nhất thì họ động viên được mình là cứ làm hết sức đi, rồi sẽ có được kết quả.

Câu chuyện về ông thợ xây

Câu chuyện tiếp theo là về một người thợ làm nghề xây nhà. Hiện tại ông đã đến tuổi nghỉ và ông cũng muốn nghỉ lắm rồi. Ông báo cáo lại với ông chủ để được nghỉ, nhưng ông chủ lại bảo xây nốt một cái nhà này nữa, thì ông mới được nghỉ.

Giờ tuổi già sức yếu, ông cũng cảm thấy mình mệt lắm, nên từ chối nhiều lần nhưng vẫn không được. Bị bắt ép nhiều quá nên ông vẫn đồng ý xây, nhưng ông lại xây ẩu, xây cho qua, cho xong vì ông muốn được nghỉ hưu cho sớm. Đến lúc bàn giao nhà cho ông chủ thì ông mới nói rằng: “Cả đời anh đã cống hiến cho công ty, cho đội nhóm mình nhiều rồi. Thì đây chính là ngôi nhà mà tôi cũng các đồng nghiệp tặng cho anh”.

Nhà của chính mình thì ông lại xây cẩu thả

Ông mới sực người ra, cả đời mình làm nhà cho người ta, ai cũng chỉnh chủ, chắc chắn, bền đẹp. Vậy mà đến lúc làm nhà cho mình thì lại cẩu thả, thiếu trách nhiệm. Và cuối cùng chính ông phải hưởng cái kết quả mà mình tạo ra, phải ở trong cái ngôi nhà xấu, tệ do chính tay mình xây ra.

Ý nghĩa của câu chuyện này muốn nói là trong mọi việc, lúc nào các bạn cũng phải chỉn chu, phải nỗ lực, phải cố gắng thì mình mới được nhận những thành quả tốt. Còn mình làm ẩu, làm xấu thì mình slà người đầu tiên lãnh hậu quả đấy.